Nguyên liệu pha chế

  Cập nhật: 02-01-2024 10:42
Menu tại các quán cafe thường bao gồm cả các món như sinh tố, sữa chua và thậm chí là trà sữa. Chính vì thế nguyên liệu pha chế cần nhập khá đa dạng, đôi khi khiến chủ quán bỏ sót một vài món, trong quá trình pha chế mới phát hiện và khó thể bổ sung kịp thời.
Chính vì thế Dakland Coffee đã tổng hợp và cung cấp danh sách các nguyên liệu pha chế tại quán cafe cho bạn tham khảo. Hy vọng danh sách này sẽ giúp bạn tìm mua đủ nguyên vật liệu trước khi bắt đầu phục vụ khách, tránh trường hợp bỏ lỡ cơ hội kinh doanh chỉ vì chuẩn bị chưa chu toàn.
1. Danh mục đồ uống
Các món đồ uống tại quán cafe thường rất đa dạng bao gồm cafe truyền thống, cafe pha máy, sinh tố, nước ép, đồ đá xay, trà...Mỗi loại lại cần đến các nguyên liệu đặc biệt nên nếu không tổng hợp chi tiết rất có thể bỏ sót. Hãy ghi nhớ danh sách nguyên liệu pha chế đồ uống sau đây và mua sắm đầy đủ trước khi đưa quán cafe vào hoạt động bạn nhé.
1.1 Nguyên liệu pha chế Cafe truyền thống
Cafe truyền thống vẫn là thức uống được ưa thích bởi nam giới bởi độ đậm và chất của nó. Chính vì thế nếu trong menu của bạn có các món này thì nhất định phải chuẩn bị nguyên liệu cafe thật chất lượng đó nhé. Cụ thể hơn, các nguyên liệu bạn cần chuẩn bị để pha chế cafe truyền thống bao gồm:
• Cà phê bột (Hoặc hạt cafe rang khô)
• Đường
• Đá viên hoặc đá xay
• Sữa đặc
• Sữa tươi không đường
• Bột Onemix, bột cacao, bột socola
• Trà nhài, trà sen…
 
1.2 Nguyên liệu pha chế Cafe máy
Các loại cafe máy như Espresso, Cappuccino hay Latte là thức uống ưa thích của nhiều người bởi không quá đắng, có vị béo ngậy của sữa tươi và hương thơm cafe nồng nàn quyến rũ. Mỗi loại sẽ có công thức pha chế khác nhau nhưng nhìn chung đều làm từ các nguyên liệu pha chế sau đây:
• Hạt cà phê
• Kem Rich, kem Base, kem Vani
• Sữa tươi không đường, sữa đặc
• Bột cacao, bột matcha, bột socola trắng
• Sốt dark chocolate, sốt caramel
• Siro hoa quả
 
1.3 Đồ uống đá xay & sinh tố Smoothies
Đồ đá xay là thức uống được yêu thích vào mùa hè bởi mang đến sự sảng khoái tức thì cho người uống. Nếu trong menu của bạn có các món này thì hãy chuẩn bị ngay đầy đủ nguyên liệu dưới đây để không phải từ chốt bất kỳ khách hàng nào nhé.
• Kem Rich, Kem Base
• Sữa tươi không đường
• Sữa chua không đường
• Bột Onemix smoothies, Onemix Vanilla
• Mứt hoa quả các loại (Đặc biệt là mứt đào, mứt xoài, dâu tây)
• Siro hoa quả
• Bột cacao, bột matcha, bột socola
• Bánh Ritz, bánh Oreo
• Đá viên hoặc đá xay sẵn
• Chanh tươi, nước ép chanh, nước ép dứa
• Rau húng, rau thơm, xả
 
1.4 Nước ép trái cây tươi
Những người yêu thích thức uống healthy chắc chắn sẽ không thể quên order cho mình một ly nước ép khi đến quán cafe đâu nhé. Một ly nước ép có hấp dẫn, ngon hay không được quyết định bởi độ tươi, sạch của hoa quả và công thức pha chế. Chính vì thế hãy chuẩn bị thật tốt các nguyên vật liệu cần thiết để phục vụ khách hàng của mình nhé.
• Các loại hoa quả (Xoài, dứa, carot, dâu tây, cam, táo….)
• Muối, đường, đá
• Nước ép trái cây đóng gói
• Mứt trái cây
Hoa quả tươi quyết định tới 90% hương vị của cốc nước ép nên bạn có thể tìm mua tại các chợ đầu mối hoa quả uy tín như chợ nổi Cái Răng, chợ nổi An Hữu - Cái Bè, Chợ đầu mối Cao Lãnh - Đồng Tháp, chợ đầu mối trái cây Long Biên - Hà Nội.
 
1.5 Sinh tố hoa quả tươi
Giống như nước ép, sinh tố cũng là một trong các món đồ uống yêu thích của nhiều người vì tốt cho sức khỏe và hơn cả là thơm ngon khó cưỡng. Để sở hữu những ly sinh tố hấp dẫn bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu pha chế sau đây:
• Hoa quả các vị
• Sữa tươi không đường
• Sữa đặc, đường
• Bột cacao
• Sữa chua không đường & có đường
• Sinh tố là đồ uống được ưa chuộng
 
1.6 Các loại Trà
Không phải tự nhiên mà các món trà được yêu thích tại các quán cafe đến vậy. Trà đào cam sả, trà bưởi, trà hồng rosy là những cái tên quen thuộc được nhiều người order tới tấp, tận hưởng cảm giác nhẹ hàng, thư giãn khi thưởng thức thức uống này. Không giống những loại thức uống khác, trà thường khá dễ pha chế và tìm kiếm nguyên liệu:
• Sữa tươi không đường
• Các loại trà túi lọc: Trà atiso, trà vải, trà lipton
• Các loại trà hộp: Trà nhài, trà sen, trà xanh….
• Topping đi kèm: Quế, cam thảo, hoa hồng sấy, mứt vải, mứt đào, mứt xoài
• Siro hoa quả: Siro dâu, siro chanh dây…
 
2. Danh mục bánh ngọt
Không khó để tìm thấy những quán cafe có bán cả bánh ngọt hoặc các loại đồ ăn vặt cho khách hàng nhâm nhi trò chuyện. Nếu bạn cũng có ý tưởng kinh doanh kết hợp loại hình này, trực tiếp sản xuất đồ ăn thì những nguyên liệu sau đây sẽ vô cùng cần thiết.
• Bột mì: Bột mì mịn, bột mì dai, bột mì đa dụng
• Bột gạo: Bột gạo nếp, bột gạo tẻ
• Bột nở, bột năng
• Các loại bột trang trí và tạo hương vị: Bột hạnh nhân, bột cacao, bột trà xanh, bột vani….
• Bơ động vật, bơ thực vật
• Trứng, đường, muối, thạch
• Kem tươi: Whipping cream, topping cream
 
Thành phần không thể thiếu trong kho nguyên liệu pha chế của mỗi quán cafe bánh ngọt
Trên đây là toàn bộ nguyên liệu pha chế tại quán cafe, nếu quán của bạn còn có những món khác nữa thì hãy để lại bình luận dưới bài viết để chúng tôi bổ sung và cập nhật nhé.
Ngoài ra, việc quản lý hàng trăm đầu nguyên vật liệu là bài toán khó với nhiều chủ quán cafe. Việc xảy ra sai sót khi ghi chép hàng nhập xuất, định lượng sai khi pha chế đang diễn ra thường xuyên mỗi ngày, gây thất thoát nghiêm trọng nếu không được khắc phục kịp thời.
 
---------------------
Tổng hợp 8 nguyên liệu pha chế đồ uống cực hot
Nguyên liệu trong kinh doanh đồ uống là yếu tố không thể bỏ qua trong việc kinh doanh quán. Nguyên liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của quán, chính vì thế, để kinh doanh một quán cafe thông thường thì nên mua những nguyên liệu gì và mua ở đâu? Và nếu tìm được nguồn nguyên liệu sạch, ngon và giá cả hợp lý thì đảm bảo rằng quán của bạn sẽ kinh doanh hiệu quả hơn và sẽ có được nhiều lợi thế hơn so với các quán đối thủ khác.
1. Các loại cafe
+ Bột cafe pha máy
Hạt cafe Arabica :
Vị chua thanh, hương thơm nồng. Giá thị trường của 1kg hạt tùy thuộc vào đơn vị cung cấp.
 
Hạt cafe Robusta
Vị đắng đậm, hương thơm nhẹ. Giá thị trường của 1kg hạt dao động từ 150.000 đồng.
 
Hạt cafe Culi
Vị đắng mạnh, hương thơm nồng. Giá thị trường của 1kg hạt dao động từ 180.000 đồng.
 
+ Bột cafe pha phin truyền thống
Pha phin là cách pha cà phê tương đối đơn giản nhưng khá tốn thời gian. Nguyên lý là cho nước nóng đi qua bột cà phê trong phin, đáy phin được thiết kế với nhiều lỗ nhỏ để vừa cho nước cà phê đi qua, vừa giữ bã cà phê ở lại trên phin.
 
2. Các loại sữa
+ Sữa đặc :
Ông Thọ, Ngôi Sao Phương Nam, Dutch Lady, Nuti,...
+ Sữa tươi không đường :
Vinamilk, TH True Milk, Dutch Lady,...
 
3. Các loại trà
+ Trà lài
Hương vị ngọt tinh tế, mùi hương nhẹ nhàng nên rất được ưa chuộng, đặc biệt là phái nữ. Tác dụng của trà lài là giảm căng thẳng, giảm được cholesterol máu và giúp điều hòa sự lưu thông máu.
 
 
+ Trà oolong
Mùi vị ngọt ngào của hương trái cây và mật ong và tùy thuộc vào nhà sản xuất mà trà oolong có hương gỗ và hương hoa. Tác dụng của nó là chống oxy hóa, giúp giảm được lượng chất béo trong các món ăn, hỗ trợ trong việc giảm cân và giúp cải thiện làn da một cách hiệu quả.
 
+ Hồng trà (trà đen)
Có vị chát, hương vị mạnh hơn và có nhiều caffein hơn các loại trà khác. Hồng trà có tác dụng làm giảm nguy cơ về tim mạch và điều hòa được lượng đường trong máu.
 
+ Lục trà (trà xanh)
Hương vị đắng, chát nhưng lại chứa nhiều vitamin C, A và kẽm. Có tác dụng chống oxy hóa cao, làm giảm căng thẳng. Ngoài ra, còn có thể làm sạch và thông thoáng các lỗ chân lông, khoáng khuẩn, trị mụn và làm sáng da.
4. Các loại syrup
 
+ Syrup mùi hạt : hạt dẻ, hạnh nhân, vani, mắc-ca, xá xị,...
+ Syrup mùi trái cây : đào, chanh dây, táo, táo xanh, kiwi,..
+ Syrup mùi trái cây nhiệt đới : dừa, xoài, lựu, ổi, chuối, dưa hấu,…
+ Syrup mùi dâu các loại : dâu, dâu tây, phúc bồn tử, việt quất,…
+ Syrup mùi họ cam quýt : chanh, cam, quýt,…
+ Syrup mùi các món tráng miệng : socola, caramel,…
+ Syrup mùi rượu : nho, irish, blue curacao, bơ rum,..
5. Nước ép trái cây
 
+ Nước cốt trái cây tự nhiên : cam, dâu, đào, xoài, dừa, chanh dây,…
+ Nước cốt trái cây hỗn hợp : xoài/dừa, cam/nha đam, cam/xoài,…
6. Các loại bột
 
+ Bột mix
Còn có tên gọi khác là bột nền, là  nguyên liệu pha chế đồ uống như cafe và sinh tố. Bột mix có tác dụng giảm phân tầng đồ uống, giúp các nguyên liệu hòa trộn với nhau và tạo độ sánh cho thức uống.
+ Bột cacao, bột socola :
Từ hạt cacao nguyên chất được xay ra, có vị đắng và là nguyên liệu pha chế tạo nên nét đặc trưng và hương vị đặc biệt cho đồ uống.
+ Bột matcha
Được làm từ lá của cây trà và để tạo ra được bột match mịn, nhuyễn thì lá trà được “chế biến” trên những cối được làm bằng đá granite. Tác dụng của bột match là chống oxy hóa, giúp giảm cân, giảm căng thẳng, giảm lượng cholesterol và lượng đường trong máu.
7. Các loại sốt
 
+ Sốt topping socola : tạo hương vị thơm ngon cho thức uống.
+ Sốt topping dâu : tạo hương vị dâu thơm ngon cho thức uống.
+ Sốt vị socola trắng : giúp đồ uống trở nên độc đáo hơn, ấn tượng hơn.
8. Các loại topping
Topping là tổng hợp những nguyên liệu không thể thiếu khi ta uống trà sữa. Ngoài hương vị đặc biệt, topping còn là phần “hồn” tinh tuý, giúp li trà sữa trở nên đặc sắc và ấn tượng trong mắt thực khách.
Nếu là fan “cuồng” của loại đồ uống này, chúng mình cùng điểm danh một số loại topping điển hình nhé!
 
• Trân châu đen/trắng: Loại topping truyền thống có vị ngọt nhẹ cùng tính chất dai, giòn tạo cảm giác “sướng” miệng khi uống cùng trà sữa. Trân châu này chủ yếu được làm từ bột năng và các loại hương vị đặc trưng thường được sử dụng là: cacao, matcha, cà phê,..
 
• Thạch: Ngoài trân châu, ta còn có nhiều lựa chọn khác. Điển hình kể đến các loại thạch phổ biến như: thạch phô mai, thạch trái cây,.. Hiện tại, thạch rất da đạng về loại và mùi vị. Vì thế, không khó để ta chọn lựa loại thạch phù hợp với sở thích.
 
• Pudding: Loại thạch với nhiều hương vị mới mẻ những vẫn là sự kết hợp giữa vị béo của trứng và thơm ngậy của sữa tươi. Pudding trong trà sữa không giống như trân châu. Nó có kết cấu mềm đặc trưng của flan caramel. Bởi vậy, khi uống cùng loại topping này bạn nên dùng lực nhẹ để cảm nhận rõ hương vị thơm ngon của pudding.
 
9. Kem tươi (Foam)
Milk foam là lớp ván sữa kết hợp từ sữa tươi và kem béo có hương vị thơm ngon, được đánh bông mịn và thường đổ ở mặt trên ly trà sữa tạo cảm giác hấp dẫn, thu hút. 
 
Milk foam đến nay vẫn luôn giữ vững vị trí - loại topping yêu thích nhất sau trân châu. Kết quả này, dựa trên sự bình chọn của các bạn trẻ là tín đồ nghiện trà sữa.
10. Các loại rượu pha chế (Cocktail)
 
Thức uống quen thuộc của những người sành ẩm thực. Cocktail thường bao gồm một hay nhiều loại rượu kết hợp cùng nhiều hương liệu khá nhau như như trái cây, kem, sữa,..
 
Cocktail còn là sự sáng tạo của người Bartender với nhiều công thức riêng sẽ có những tính chất và cách phục vụ khác nhau.
Hiểu rõ về hương vị từng loại rươu là cơ sở để kết hợp tạo ra nhiều hương vị thực uống tuyệt vời, thu hút và hấp dẫn thực khách.
11. Mứt sinh tố
Là thành phần tạo nên màu sắc và mùi vị cho các loại thức uống. Đa phần được làm từ trái cây và thường phổ biển với ba loại cơ bản: mứt tạo đông, ướp đường, nghiền,.. 
 
Và loại được sử dùng nhiều nhất cho các loại đồ uống tổng hợp là mứt nghiền. 
Mứt nghiền được làm từ các loại trái cây, giúp lưu giữ hương vị tự nhiên mà không cần để lâu hoa quả. Từ đó, được sử dụng trong pha chế để đồ uống luôn tươi mát, sảng khoái và ngon hơn nhờ hương vị các loại hoa quả.
 
Ngoài ra, với các loại quả rừng nhiệt đới ngoại nhập như: Việt quất, cherry, phúc bồn tử,.. Nếu mua hoa quả tươi thường có giá thành cao và không để được lâu.
Vì vậy, các loại mứt có hương vị là sự mới mẻ góp phần tạo nên mùi vị đặc sắc, sáng tạo cho các loại thức uống hiện nay.
12. Các nguyên liệu pha chế khác
Ngoài những nguyên liệu cơ bản kể trên, để tạo nên những loại thức uống đa màu sắc với vẻ ngoài long lanh hấp dẫn, sự lôi cuốn đến từ hương vị. Các chủ kinh doanh đồ uống còn lựa chọn và tích luỹ riêng nhiều thành phần khác nhằm làm mới thức uống và bổ sung vào menu cửa hàng hấp dẫn thực khách. 
Đường nâu Hàn Quốc
Điển hình ta có: Đường nâu, bột sữa, phô mai, whipping cream, bột than tre, trà xanh,...  
Nguyên liệu pha chế đồ uống cho các đồ uống rất đa dạng. Do đó, bạn nên dành thời gian tìm hiểu, tham khảo nhiều đơn vị để lựa chọn được nguồn nguyên liệu tốt nhất cho quán. Ngoài ra, giá cả của nguồn nguyên liệu dễ thay đổi trong khi giá của đồ uống của bạn lại ổn định.
Chính vì vậy, nếu đã tìm được nguồn nguyên liệu tốt thì bạn nên ký hợp đồng thỏa thuận với nhà cung cấp sẽ không thay đổi giá trong tối thiểu 6 tháng để tránh ảnh hưởng đến lợi nhuận của quán. Bạn có thể tìm mua các loại nguyên liệu trên dễ dàng ở các cửa hàng tại Tp.HCM, Hà Nội,..
13. Địa điểm mua nguyên liệu pha chế
Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều địa điểm bán nguyên liệu pha chế để bạn lựa chọn. 
Hiển nhiên, các khu chợ đầu mối như chợ Kim Biên, Bình Tây, chợ Lớn,...luôn là những nguồn lấy buôn phổ biến nhất. Tuy nhiên, chất lượng hàng hóa ở đây thường không được đảm bảo, không rõ nguồn gốc xuất xứ, giá cả không được công khai rõ ràng. Thậm chí còn có trường hợp hàng giả “đội lốt” hàng thật và được bày bán với giá trên trời. 

Bài viết khác